Lý thuyết về bảng màu nhuộm tóc và công thức màu nhuộm tóc cơ bản là điều mà bất kỳ người thợ nào cũng phải nắm vững để tóc sau nhuộm lên màu chuẩn và đẹp. Trong đó, việc học pha màu nhuộm tóc cơ bản là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự thành công của một mái tóc nhuộm. Vì vậy, hãy cùng X-Academy tìm hiểu ngay cách học pha màu nhuộm tóc nhé!
Bảng màu nhuộm tóc cơ bản phải biết
Lý thuyết về màu sắc và nguyên tắc pha màu là kiến thức mà tất cả các thợ tóc cần phải nắm vững. Như vậy thì bạn mới có thể bắt đầu nhận việc nhuộm tóc cho khách hàng. Ngoài ra, mỗi tiệm salon thường sẽ sáng tạo thêm những công thức nhuộm riêng và khác biệt để tạo dấu ấn với khách hàng và có sự cạnh tranh tốt hơn.
Việc học pha màu nhuộm tóc cơ bản sẽ quy về các cách phối màu cơ bản sau:
- Phối màu cùng nhóm: khi pha trộn các màu chung nhóm sẽ tạo ra màu sắc đậm hay nhạt hơn màu gốc.
- Phối màu đối lập: khi pha các màu đối lập với nhau thì sẽ cho ra màu có sắc nâu. Ví dụ, màu đỏ pha với màu xanh lá sẽ cho ra màu nâu đỏ.
- Phối màu bổ sung: các màu bổ sung khi pha trộn sẽ cho ra những gam màu sáng và nổi bật hơn. Ví dụ, màu cam kết hợp với màu xanh lá sẽ ra màu vàng.
Xem ngay: Kiến thức cần biết khi học nhuộm tóc
Nguyên tắc của màu
Tất cả màu sắc trên thế giới đều được tạo ra bởi 3 màu gốc (màu cơ bản) là: Đỏ, Vàng và Xanh Dương. Và các màu khác được tạo ra từ 3 màu cơ bản sẽ theo quy luật phát triển màu sắc như sau:
Màu gốc (màu cơ bản) => Màu thứ 2 => Màu bổ sung
Hiểu được nguyên tắc về màu sắc này sẽ giúp cho người thợ hệ thống được mối quan hệ giữa các màu. Lấy ví dụ như sau:
- Đỏ + Vàng = Cam
- Xanh + Đỏ = Tím
- Vàng + Xanh = Xanh lá
Như vậy, các màu cam, xanh lá và tím là màu thứ 2 vì được tạo ra bởi 3 màu cơ bản. Tiếp theo, những màu được tạo nên bởi sự kết hợp màu sắc với hàm lượng ít, nhiều khác nhau (của màu thứ 2) sẽ được gọi là màu bổ sung. Với sự phát triển theo quy luật như trên thì chúng ta có thể cho ra được tận 3000 màu sắc để ứng dụng vào cuộc sống nói chung và lĩnh vực nhuộm tóc nói riêng.
Ngôi sao lý thuyết màu
Ngôi sao lý thuyết màu sẽ phân biệt màu sắc thành hai tông màu nóng và lạnh. Các màu sắc sẽ được chia đôi như sau:
- Các màu: xanh dương, tím, xanh lá có nhiều sắc tố màu xanh thì xếp vào nhóm tông màu Lạnh.
- Các màu: đỏ, cam, vàng có nhiều sắc tố đỏ, vàng thì xếp vào nhóm tông màu Nóng.
Và lưu ý là trong quá trình nhuộm tóc thì tông màu lạnh sẽ khó thực hiện hơn.
Phân loại màu nhuộm tóc
Trong dịch vụ nhuộm tóc, các màu sắc sẽ được chia thành 2 loại:
Màu nhuộm tạm thời
Màu nhuộm tạm thời còn có cách gọi khác là hấp màu. Nó chỉ phủ lên bề mặt sợi tóc mà không thấm vào lớp biểu bì của tóc. Loại màu nhuộm này được chia thành 3 dạng sau:
- Màu nhuộm hết sau 1 lần gội.
- Màu nhuộm hết sau 5 đến 6 lần gội.
- Màu nhuộm hết sau 10 đến 15 lần gội.
Màu nhuộm bền
Màu nhuộm bền bao gồm 4 loại cho mọi người lựa chọn:
- Màu nhuộm thực vật.
- Màu nhuộm tổng hợp.
- Màu nhuộm kim loại.
- Nhuộm oxy hoá.
Học pha màu nhuộm tóc cơ bản
Sau khi nắm qua lý thuyết bảng màu nhuộm tóc, bạn có thể xem thêm cách tạo ra các công thức nhuộm khác nhau bằng cách áp dụng công thức cơ bản sau:
Màu mục tiêu + Màu mix + Màu tự nhiên + Màu khử + Màu trợ sáng + Oxy
Trong đó:
- Màu mục tiêu: Màu nhuộm thành phẩm mà khách hàng đã chọn.
- Màu mix: Để bổ sung thêm ánh sắc cho màu mục tiêu.
- Màu tự nhiên: Giúp khử bớt ánh sắc hiện tại để màu dịu lại và tự nhiên hơn.
- Màu khử: Là màu loại bỏ màu ẩn ở từng cấp độ tóc.
- Màu trợ sáng: Nhằm tăng độ sáng cho màu mục tiêu.
- Oxy: Là thuốc hỗ trợ đưa các hạt màu vào sâu bên trong sợi tóc.
Chú ý: Màu mục tiêu, màu mix và oxy là bắt buộc phải có trong công thức. Các màu khác thì tùy thuộc vào từng trường hợp nhuộm tóc khác nhau.
Cách phối màu cho từng loại tóc
Mỗi một mái tóc sẽ có những đặc điểm và tính chất riêng. Do đó, để phối màu tốt cho từng loại tóc, người thợ phải có khả năng quan sát và nhận định chất tóc của các khách hàng. Tiếp đó là tiến hành phân tích màu sắc và áp dụng hệ thống số của màu tóc nhuộm để cho ra được mái tóc thành phẩm lên màu chuẩn nhất.
Quan sát màu tóc gốc
Màu tóc gốc (màu tóc tự nhiên) chính là nền tảng cho việc tạo ra màu tóc mới. Việc quan sát và nhận biết đúng màu tóc tự nhiên của khách không chỉ giúp bạn có nhiều sự lựa chọn màu sắc phù hợp mà còn đảm bảo độ lên màu chuẩn như mong muốn.
Mức độ màu của tóc
Màu tóc tự nhiên được phân loại theo các sắc tố màu. Tùy thuộc vào sắc tố, số lượng, sự phân bổ dày hay thưa của hạt sắc tố mà sẽ tạo ra độ đậm nhạt của mái tóc. Một người thợ chuyên nghiệp sau khi quan sát thì phải xác định được mức độ màu của tóc (Colour Level) để từ đó tiến hành lựa chọn công thức pha màu nhuộm thích hợp.
Hệ thống số của màu nhuộm tóc chuẩn quốc tế
Hệ thống số của màu tóc nhuộm là hệ thống dùng để xác định màu tóc nhuộm. Hệ thống này được gần như tất cả các nhà sản xuất thuốc nhuộm tóc trên thế giới sử dụng.
Chi tiết hơn thì mỗi màu nhuộm sẽ được biểu thị bằng một chuỗi gồm 3 số. Số thứ nhất biểu thị cho mức độ đậm nhạt của màu tóc, số thứ hai là tông màu chính, và số thứ ba biểu thị cho tông màu ánh.
Dưới đây là hệ thống số của màu:
1/ Black (Đen)
2/ Very Dark Brow (Nâu đen)
3/ Dark Brow (Nâu đậm)
4/ Medium Brow (Nâu vừa)
5/ Light Brow (Nâu sáng)
6/ Dark Blonde (Vàng sậm)
7/ Medium Blonde (Vàng vừa)
8/ Light Blode (Vàng sáng)
9/ Very Light Blonde (Vàng rất sáng)
10/ Light Blonde (Vàng sáng nhất)
Những người mới học pha màu nhuộm tóc có thể không biết hệ thống số này sẽ được thống nhất chung cho toàn bộ các loại thuốc nhuộm chuyên nghiệp trên thế giới. Nó được in ở số hàng đầu trước dấu chấm (.) trên bao bì của mỗi hộp thuốc nhuộm.
Kết luận
Học pha màu nhuộm tóc là một kỹ năng cần có của bất kỳ ai muốn theo đuổi công việc thợ làm tóc. Khi đã nắm vững lý thuyết về màu sắc, công thức pha màu nhuộm, cách nhận định loại tóc của khách hàng thì bạn gần như đã làm chủ kỹ thuật nhuộm tóc. Ngày nay, nhu cầu nhuộm tóc cũng được ưa chuộng hơn và đó cũng chính là một cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho nhiều bạn trẻ.
Tìm hiểu ngay: Lý do nên học cắt tóc nữ ngay thời điểm này
Tìm hiểu thêm: Học cắt tóc nữ online – Ai nên và không nên học?